您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Godoy Cruz vs Lanus, 7h15 ngày 15/4: Nối mạch bất bại
Bóng đá9人已围观
简介 Chiểu Sương - 14/04/2025 04:04 Argentina ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 13/4: Tìm lại niềm vui
Bóng đáHư Vân - 12/04/2025 18:45 Việt Nam ...
【Bóng đá】
阅读更多Cụ ông được giải cứu sau khi bị gia đình cho vào thùng đông lạnh
Bóng đáCụ ông đã được đưa vào nằm trong thùng đông lạnh
The Independent đưa tin, ông Balasubramanian Kumar ở làng Kandhampatti thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ đã lâm bệnh nặng và phải nằm liệt giường.
Vào chiều thứ Hai, người thân nhận thấy ông Kumar ngừng cử động nên mọi người tin rằng ông đã chết và bắt đầu thu xếp chuyện hậu sự.
Gia đình đặt hàng một chiếc thùng đông lạnh lớn để đặt thi thể của ông vào bên trong nhằm giữ xác trong tình trạng tốt nhất cho tới những nghi lễ cuối cùng.
Tuy nhiên, khi một nhân viên của công ty cung cấp thùng đông lạnh đến vào ngày hôm sau, anh ta nhận thấy thi thể của ông Kumar dường như vẫn đang cử động.
Trong đoạn video do kênh tin tức Tamil chia sẻ, có thể thấy bàn tay của ông Kumar đang run rẩy bên trong chiếc thùng nhưng anh trai thì khẳng định rằng ông đã chết.
Một giọng nói hỏi trong video: "Có phải tay ông ấy đang run rẩy không?"
Anh trai của Kumar là ông Saravanan trả lời: "Ồ, run rẩy là hợp lý do ảnh hưởng của cơn động kinh".
"Nhưng làm sao mà điều này có thể xảy ra nếu ông ấy đã chết?", giọng nói ban đầu tiếp tục hỏi.
Ông Saravanan đáp lại: "Linh hồn vẫn chưa rời khỏi thân xác của nó".
Đến khi gia đình kiểm tra thi thể của ông Kumar, họ mới nhận ra ông vẫn còn thở và còn kêu cứu. Truyền thông địa phương cho biết cụ ông 74 tuổi đã được giữ trong tủ đông lạnh trong khoảng 20 giờ đồng hồ.
Kênh tin tức Tamil cho biết cụ ông đã được đưa ra khỏi thùng đông lạnh ngay lập tức và được đưa đến bệnh viện ở thành phố Salem. Hiện tại, ông vẫn đang được điều trị tại bệnh viện.
Cảnh sát Sooramangalam xác nhận với tờ The Independent rằng họ đã được công ty sản xuất thùng đông lạnh gọi đến nhà vào thứ Ba ngày 13/10. Thanh tra Rajasekaran cho biết một vụ án đang chống lại các thành viên gia đình của ông Kumar khi cho rằng ông đã chết dù không thực hiện các kiểm tra y tế thích hợp.
Các thành viên gia đình bị buộc tội theo mục 287 (hành vi cẩu thả gây nguy hiểm đến tính mạng con người) và 336 (hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sự an toàn cá nhân của người khác) trong Bộ luật Hình sự Ấn Độ.
Nghề dạy khóc ở Nhật Bản
Hidefumi Yoshida tự gọi mình là thầy dạy khóc - người khuyến khích mọi người thỉnh thoảng nên rơi nước mắt như một cách giảm căng thẳng và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Kia có thể đổi tên Sedona thành Carnival
Bóng đáDường như Optima không phải sản phẩm duy nhất được hãng xe Hàn đổi cách gọi trong thời gian gần đây. Ngoài chiếc sedan cỡ D có tên mới là K5, mẫu minivan vẫn được nhớ đến là Sedona tại thị trường Mỹ và một số nơi khác có thể chuyển thành Carnival. ">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Boavista vs CD Nacional, 21h30 ngày 12/4: Bất phân thắng bại
- Ý nghĩa, lịch sử ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- 7 thực phẩm chống ung thư
- Sức hút mãnh liệt của ngọn đồi hai triệu đô ở An Giang
- Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Western United, 14h00 ngày 13/4: Tưng bừng và cởi mở
- Xây dựng kế hoạch tài chính cho con du học thế nào với 14 tỷ?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sitra Club vs Al Riffa Club, 23h00 ngày 14/4: Thêm một lần đau
-
Anh ấy không vội dành thời gian bên bạn
Theo nhà tâm lý học Jennifer B. Rhodes, một anh chàng có vẻ quá háo hức đi chơi với bạn có thể quan tâm đến chuyện "thả thính" hơn là dành thời gian thực sự bên nhau. Và khi anh ta mất hứng thú, bạn có thể sẽ không bao giờ gặp hoặc nghe tin gì từ anh ta nữa.
Một chàng trai thực sự quan tâm đến bạn sẽ biết kiên nhẫn, tôn trọng thời gian của bạn, và sự sẵn sàng của bạn.
Để xác định “người ấy là ai”, Rhodes gợi ý rằng nếu anh ta rủ bạn đi chơi quá nhanh, hãy yêu cầu anh ta chờ, xem anh ta sẽ làm vậy hay chạy đi tán tỉnh người khác.
Anh ấy nhắn tin và gọi lại trong vòng một ngày
Rhodes cho rằng một anh chàng quan tâm bạn sẽ trả lời tin nhắn của bạn trong vòng 24 giờ, và nếu bạn nhắn anh ấy gọi cho bạn, anh ấy sẽ làm.
Nếu mất hơn 3 ngày, anh ta có thể chỉ đang muốn “đổi gió” chỗ bạn, không nghiêm túc muốn gắn bó.
Nói chuyện sâu sắc với bạn
Hai ngày sau cuộc gặp đầu tiên, nếu cuộc trò chuyện của bạn vượt ra ngoài cuộc thảo luận về tập mới nhất của một bộ phim đang ăn khách nào đó - anh ấy có quan tâm nghiêm túc đến bạn đấy.
Các cuộc trò chuyện về gia đình, thời thơ ấu, và niềm tin chỉ là một vài trong số các chủ đề nghiêm túc mà bạn có thể tiếp tục và tiếp tục. Nếu không thoải mái khi nói về bản thân và xuất thân của mình, anh ấy không tìm kiếm điều gì nghiêm túc từ bạn cả.
Không nói xấu người yêu cũ
Trăn trở về người yêu cũ hoặc chối bỏ trách nhiệm về việc chia tay có thể do hai điều:
1) Anh ấy không quá yêu người cũ;
2) Anh ấy không đủ trưởng thành để xử lý một mối quan hệ.
Judy Rosenberg, nhà tâm lý học lâm sàng và quân sư tình yêu, nói rằng một anh chàng nói xấu người yêu cũ có thể rất tệ trong giao tiếp, điều này rất quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào.
Anh ấy có những mối quan hệ lành mạnh với gia đình và bạn bè
Theo Rosenberg, một chàng trai duy trì các mối quan hệ gia đình và tình bạn lành mạnh là một chàng trai có khả năng có một mối quan hệ lãng mạn lành mạnh. Ngay cả việc chăm sóc thú cưng cũng thể hiện sự sẵn sàng cam kết của anh ta.
Trong vòng hai ngày, hãy hỏi anh ấy tần suất dành thời gian cho gia đình hoặc bạn bè. Rosenberg cũng nói rằng nếu nhiều người bạn của anh ấy đang có gia đình/ người yêu nghiêm túc, thì khả năng cao là anh ấy cũng đang tìm một người để gắn bó lâu dài.
Vì vậy, trước khi bước vào bất cứ mối quan hệ nào với một chàng trai, hãy đảm bảo rằng anh ấy sẵn sàng cam kết với bạn chứ không chỉ trói buộc bạn.
6 mẹo tâm lý giúp bạn ‘đánh gục’ bất cứ ai
Có những mẹo tâm lý đã được các nhà khoa học chứng minh mà bạn có thể sử dụng để thu hút sự chú ý của ai đó.
" alt="'Đọc vị' chàng có nghiêm túc với bạn hay không chỉ sau 2 ngày hẹn hò">'Đọc vị' chàng có nghiêm túc với bạn hay không chỉ sau 2 ngày hẹn hò
-
Nhưng giờ thì tôi đã ngẫm ra ngày đó mình ấu trĩ đến mức nào.
Tôi năm nay 46 tuổi, hiện làm việc ở một công ty cung cấp vật liệu xây dựng. Tôi có 2 đứa con và đã ly dị chồng được 2 năm. Chồng của tôi trước kia là người đàn ông giỏi giang, thành đạt.
Với một số vốn ít ỏi vay được, anh ấy gây dựng được một công ty xuất nhập khẩu bề thế. Vợ chồng tôi ngày ấy đồng cam cộng khổ, chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn, vất vả nhưng vẫn yêu thương nhau.
Sau vài lần đổ bể, quãng 5 năm trở lại đây, công ty của chồng tôi mới ăn nên làm ra, tiền đổ vào túi ào ào. Cuộc sống của vợ chồng tôi cũng từ đó ngày càng giàu sang, sung túc. Chúng tôi mua được nhà lớn, tậu được xe sang khiến bao người ngưỡng mộ.
Giữa lúc đó, tôi phát hiện mắc bệnh phổi, phải nhập viện điều trị dài ngày. Chồng tôi rất thương vợ nên đặt lịch đưa tôi ra nước ngoài chữa bệnh với mong muốn tôi được điều trị tốt nhất.
Anh ở lại Việt Nam để điều hành công ty nên chỉ thỉnh thoảng bay ra nước ngoài thăm tôi. Ngày trở về, tôi khỏi bệnh nhưng tiều tụy, yếu đi nhiều. Chồng tôi cũng chẳng mặn mà gì đến chuyện gần gũi vợ. Tôi hỏi thì các con nói bố thường xuyên ra ngoài, ít khi về nhà. Tôi nói bóng gió với chồng chuyện anh ra ngoài xây dựng "cơ sở mới" thì anh mắng tôi đa nghi.
Sau một thời gian thuê thám tử theo dõi, bản thân tôi cũng đích thân rình rập và bắt tận tay chồng tôi chở một một ả bồ nhí, kém cả tuổi con tôi dạo chơi trên phố. Thấy tôi điên cuồng chửi bới, lao vào đánh ghen, chồng tôi hết sức can ngăn, che chắn cho cô ta. Anh ta thậm chí còn đánh lại tôi để bảo vệ bồ. Sau đó, anh ta mau chóng gọi xe rồi cùng ả đó trốn thoát.
Tìm hiểu thêm, tôi biết chồng tôi đã mua nhà, mua xe để cùng bồ nhí hưởng hạnh phúc. Tôi nhờ các con gọi chồng về để giải quyết chuyện ly dị và phân chia tài sản, anh không về. Không những thế, ả tiểu tam còn trơ trẽn gửi tặng tôi 1 voucher làm đẹp ở spa cao cấp để nâng cấp nhan sắc. "Gửi chị T, mong rằng chị sẽ đi làm đẹp nhiều hơn để không bị chồng bỏ, chồng chê nữa", cô ta viết.
Nhận được món quà đó, tôi giận sôi máu nhưng vẫn bình tĩnh nhắn tin rằng: "Cảm ơn em đã giúp chị chăm sóc một thằng đàn ông bất nhân, bất nghĩa, phản bội vợ con".
Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, tôi và chồng cũ chính thức "bước qua đời nhau". Tôi giành được quyền nuôi 2 con và được các con an ủi, quan tâm rất nhiều. Tôi dần bước qua những nỗi đau, sự chông chênh, trống vắng để làm lại từ đầu.
Tôi dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, làm đẹp, đổi kiểu tóc, tập yoga. Tuy ly dị chồng nhưng tôi vẫn cho các con đi lại với bố mẹ chồng, anh em nhà chồng.
Mỗi lần thấy tôi đưa các con đến thăm, mẹ chồng tôi thường thủ thỉ rằng: "Nếu có cơ hội, con hãy quay về với thằng H, 2 vợ chồng nó cãi vã suốt ngày. Vợ mới của nó không chịu làm gì nhưng lại nằng nặc đòi tài sản phải đứng tên mình". Nghe mẹ chồng nói, tôi chỉ cười nhạt, lắc đầu.
3 năm sau ngày ly dị, tôi nghe tin chồng tôi mới phát hiện khối u trong não, phải mổ gấp. Cô vợ mới của anh ta thì đã bỏ đi. Tôi vội vã đưa con đến bệnh viện. Anh nắm tay tôi và nói anh biết mình chẳng sống được bao lâu nữa, chỉ mong vợ chồng, con cái có thể đoàn tụ để anh có thể ngậm cười.
Nhìn thấy chồng cũ gầy gò, tiều tụy trên giường, tôi rủ lòng thương. Nhưng tôi vẫn không quên được cái ngày anh ta ruồng bỏ vợ con, đi theo ả bồ nhí đáng tuổi con mình...
'Giữa vợ và bồ, anh sẽ bênh ai?'
Hôm qua trong bữa cơm, vợ tôi hỏi: “Giả sử giờ anh có bồ, em đi bắt quả tang. Em và nhân tình của anh đánh nhau, anh sẽ bảo vệ ai?”.
" alt="Bồ nhí cả gan gửi 'quà tặng' cho vợ">Bồ nhí cả gan gửi 'quà tặng' cho vợ
-
MC Cát Tường là bà mối mát tay cho nhiều cặp đôi trong game show “Bạn muốn hẹn hò”. Sau thành công của chương trình này, Cát Tường tiếp tục đảm nhiệm vai trò bà mối tại “Hẹn ăn trưa”. Bùi Văn Tiến tâm sự về lần bị bạn gái cũ từ chối lời cầu hôn. Trong tập 221 “Hẹn ăn trưa”, Cát Tường đã kết đôi thành công cho chàng trai Bùi Văn Tiến (31 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) làm tổng đài viên và cô gái Trần Thị Hoài Thương (29 tuổi, Bình Dương) làm nhân viên văn phòng.
Hoài Thương là cô gái có vẻ ngoài dễ mến, gần gũi. Cô từng yêu một người nước ngoài nhưng hai người có bất đồng nên chia tay.
Điểm yếu của Hoài Thương là tính cách thẳng thắn. Đôi khi gây mất lòng người khác. Cô biết nấu ăn, biết lắng nghe. Hoài Thương cho hay, cô không ngại việc làm dâu xa.
Bùi Văn Tiến cũng là người kém may mắn trong tình duyên. Chàng trai 31 tuổi ngậm ngùi chia sẻ, cách đây bốn tháng, anh có mối tình kéo dài một năm với cô gái ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong thời gian tìm hiểu, hai người xác định tính chuyện trăm năm. Anh đã chuẩn bị mọi thứ và cầu hôn bạn gái.
Chẳng ngờ, anh bị bạn gái từ chối phũ. Sau một tháng, cô gái đó cũng có bạn trai mới. Câu chuyện của Văn Tiến đã nhận được sự cảm thông của MC Cát Tường và khán giả theo dõi chương trình.
Tuy vậy, bà mối Cát Tường cũng bày tỏ sự băn khoăn thay cho nhà gái. Cô lo sợ anh vẫn còn vương vấn tình cũ, khó toàn tâm, toàn ý với người đến sau.
Tuy nhiên, nam tổng đài viên khẳng định, người đó không đặt trái tim ở nơi anh nên anh xác định buông bỏ.
Vì vậy, khi nguôi ngoai, anh quyết định đăng ký tham gia chương trình để bản thân có cơ hội tìm được người phụ nữ tốt.
Anh hi vọng sẽ tìm được cô gái chung thủy, tốt tính để cả hai có thể đi đến cái kết có hậu. Chàng trai còn bày tỏ quan điểm, trong mọi chuyện đàn ông phải nhường nhịn phụ nữ. Đặc biệt là tình yêu. Câu nói của Văn Tiến ngay lập tức nhận được lời khen từ mọi người.
Chàng trai này chia sẻ, anh là người biết lắng nghe, nhường nhịn và thấu hiểu người khác. Đây cũng là đức tính anh rèn luyện được khi làm nghề chăm sóc khách hàng. Khuyết điểm của Văn Tiến là hay quên, ngủ ngáy.
Mẫu bạn gái anh muốn tìm là chung thủy, biết chăm lo cho gia đình. Anh kể, anh từng kinh doanh giày nhưng không thành công.
Trước khi cho cả hai gặp mặt chính thức, Văn Tiến và Hoài Thương được MC Cát Tường đưa cho hai bức ảnh. Mỗi bức ảnh chụp 3 người và đề nghị họ chọn theo cảm nhận, xem ai là người được chương trình kết đôi cho mình.
Sau màn giới thiệu giấu mặt, cửa sổ trái tim được kéo ra cho cặp đôi gặp nhau. Cả hai đều ngạc nhiên vì mình chọn đúng người.
Văn Tiến thú nhận, anh bị bất ngờ vì thấy bạn gái xinh hơn trong hình. Cả hai cởi mở khi chia sẻ về quan niệm hôn nhân, cách đối nhân xử thế…
Văn Tiến thực hiện thử thách do chương trình đưa ra. Tại phần này, Văn Tiến phải xử lý tình huống: “Vợ gặp chuyện ở công ty, anh làm cách nào để an ủi vợ”.
Văn Tiến đã đứng dậy khỏi ghế, chủ động lấy kem dưỡng da tay, xoa bóp cho bạn gái, thể hiện sự quan tâm và dành cho cô lời động viên.
Mặc dù khá tận tình nhưng chàng trai vẫn bị bạn gái chê. Hoài Thương cho rằng anh hỏi han chưa đúng cách, nếu câu chuyện này diễn ra trong đời sống thực, câu hỏi của anh khiến cô mệt mỏi hơn.
Bà mối Cát Tường kịp thời đưa ra lời khuyên, thúc đẩy chuyện tình cảm cho hai người. Kết thúc chương trình, Văn Tiến - Hoài Thương vui vẻ bấm nút hẹn hò, đánh dấu một bước ngoặt mới trong cuộc đời.
Nam tài xế sở hữu khối tài sản bạc tỷ, tìm được bạn gái qua truyền hình
Chàng trai giàu có, sở hữu khối tài sản mơ ước đã tìm được cho mình một người phù hợp qua chương trình mai mối 'Hẹn ăn trưa'.
" alt="Hẹn ăn trưa 221: Cầu hôn bạn gái không thành, chàng trai đến show hẹn hò tìm vợ">Hẹn ăn trưa 221: Cầu hôn bạn gái không thành, chàng trai đến show hẹn hò tìm vợ
-
Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Triều Tiên, 21h00 ngày 14/4: Tin vào U17 Indonesia
-
Sau khi thực hiện diễn đàn “Tính hoang phí, sĩ diện của một bộ phận người Việt", báo điện tử VietNamNet đã nhận được hàng nghìn phản hồi, bình luận của quý độc giả trên khắp cả nước. Nhiều ý cho rằng thói hoang phí, sĩ diện không chỉ xuất hiện ở giới trẻ mà còn có ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhà báo Trương Anh Ngọc - người từng có nhiều thời gian sống và làm việc ở nước ngoài đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Nhà báo Trương Anh Ngọc Theo nhà báo Trương Anh Ngọc, một số người Việt có tư tưởng nhìn bề ngoài để cư xử.
Họ thấy người có vẻ ngoài sang trọng, đi xe đẹp, ăn mặc sành điệu thì có thái độ niềm nở, tôn trọng. Nhân viên bán hàng săn đón nhiệt tình. Ngược lại, người có bề ngoài không bóng bẩy, không ăn mặc lịch sự thường bị đánh giá là thấp kém. Khi ra ngoài, họ hay bị phân biệt đối xử.
Tức là, người ta nhìn bề ngoài để đánh giá năng lực, trình độ của một người. Đây là tư tưởng sai lầm. Thực tế, bề ngoài không bao giờ đánh giá đúng được bản chất của một con người.
“Tôi là trường hợp điển hình, bình thường tôi ăn mặc bụi bặm, quần bò rách và để tóc dài. Nếu ai không biết, họ sẽ nghĩ: “Ôi ông này luộm thuộm thế? Chắc cũng vớ vẩn thôi”.
Một vài lần tôi cũng nhận được thái độ “kỳ thị” vì tư tưởng nhìn bề ngoài để cư xử như vậy”, nhà báo Trương Anh Ngọc nói.
Anh nêu quan điểm, trong xã hội trọng giá trị hình thức, thích giá trị ảo và trọng đồng tiền, hình dáng bên ngoài dễ tạo ra ấn tượng ban đầu.
Theo anh, việc lấy hình thức để tạo ra giá trị bản thân không có gì là xấu. Tuy nhiên, nếu theo đuổi những giá trị đó quá mức, người ta sẽ đánh mất bản thân mình. Từ đó, cổ súy cho lối sống ảo, lối sống vật chất. Các giá trị tốt đẹp cũng dần mai một.
Thực tế có nhiều bạn trẻ mua xe cộ, đồ công nghệ… không phải bằng tiền mồi hôi, công sức mình làm ra. Họ tìm nhiều cách để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong một khoảng thời gian mà không cần nghĩ đến tương lai ra sao.
Đó là vay mượn, là sống vội, sống gấp và làm nhiều điều trái đạo đức để kiếm tiền không chính đáng. Những giá trị đó sẽ không lâu bền. Trước sau con người thực sự của họ cũng bị bóc trần.
Sống ảo, sĩ diện không phải câu chuyện của giới trẻ mà còn là câu chuyện ở các lứa tuổi khác.
Đặc biệt khi mạng xã hội phát triển như Facebook, Instagram… người ta càng thích thể hiện hình ảnh của mình qua các trang cá nhân này, biến nó thành cuộc đua, khoe khoang…
Người ta làm tất cả để đi theo những giá trị phù phiếm và thích nhận những lời khen hơn là lắng nghe những lời phê phán, góp ý. Khi cuộc sống không như họ mong muốn, những người này thường rơi vào trạng thái tiêu cực và khó thoát ra.
Nhà báo Anh Ngọc khẳng định, những người không quan tâm đến giá trị ảo, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng bên ngoài hoặc không khoe khoang, sĩ diện thường có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn.
“Thay vì khoe nhà, ô tô sang, thân hình đẹp hay thành tích… mọi người dành thời gian quan tâm đến giá trị sống, vun đắp tâm hồn như vợ chồng cùng con khám phá điều gì mới mẻ; tham gia các dự án từ thiện… Bớt sống ảo, bớt sĩ diện sẽ có hạnh phúc bền lâu”, nhà báo Trương Anh Ngọc nói thêm.
"Bớt sống ảo, bớt sĩ diện sẽ có hạnh phúc bền lâu”, nhà báo Trương Anh Ngọc. Bên cạnh lối sống ảo, sĩ diện, nhà báo Trương Anh Ngọc nhận định, lối sống hoang phí cũng là tình trạng ăn sâu vào máu nhiều người Việt.
Có 3 trường hợp điển hình của việc sống hoang phí ở người Việt hiện nay:
- Lãng phí thực phẩm: Đến nhà hàng gọi đồ ăn thừa mứa, ăn không hết đổ đi. Trong khi các nước văn minh, họ chỉ gọi đủ ăn và không bao giờ để thừa. Nếu ăn không hết, họ sẵn sàng mang về nhà.
- Mua đồ không phù hợp nhu cầu sử dụng: Mua hàng hiệu đắt tiền. Lương tháng chưa đến 10 triệu/tháng nhưng nhiều người sẵn sàng vay trả góp mua cái túi xịn. Nhiều người lại cố mua điện thoại đắt tiền, giá cả chục triệu đồng trong khi bản thân chỉ dùng chức năng nghe/gọi là chủ yếu…
- Tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt: Bất cứ dịp nào, người Việt cũng tụ tập ăn uống: Lên lương, sinh nhật, ngày kỷ niệm… Những bữa nhậu triền miên, quanh năm kéo theo sự tốn kém, lãng phí quá mức. Nhiều người thu nhập bình thường nhưng một tháng 30 ngày lê la quán bia, tụ tập hát hò…
“Người lớn quen sống hoang phí, con trẻ cũng dễ học theo. Nếu không thay đổi, sẽ tác động xấu đến không chỉ một mà còn nhiều thế hệ kế tiếp”, nhà báo Trương Anh Ngọc nói.
Anh chia sẻ thêm, hiện con gái anh du học bên Anh. Gia đình anh thường dạy con, không nên so sánh mình với người khác.
Bạn kia có Ipad, con không có cũng không sao. Con càng không được so sánh về nhà cửa, tài sản, tính cách, gia thế….
Khi không có tư tưởng so sánh, đứa trẻ không có khái niệm phải bằng mọi giá được như bạn, không chạy đua theo lối sống ảo.
Vợ chồng anh Trương Anh Ngọc đặc biệt chú trọng dạy con về việc chi tiêu. “Vợ chồng tôi không bao giờ chu cấp cho con quá nhiều tiền. Nếu thường xuyên cho con một khoản tiền lớn, con sẽ không đánh giá đúng được giá trị đồng tiền bố mẹ làm ra.
Các bậc cha mẹ nên cung cấp cho con vừa đủ, không thừa và cũng không thiếu. Mỗi năm, cháu tự giành học bổng của trường để giảm bớt một phần chi phí cho bố mẹ”, anh nói.
Nhà báo Trương Anh Ngọc kể, mỗi tháng anh chỉ gửi cho con một khoản tiền cho các việc thiết yếu. Con phải lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý. Nhu cầu thì nhiều nhưng cái gì cần mới mua.
Anh cho biết thêm, ngay từ nhỏ, con gái anh được mẹ dạy cách định khoản chi tiêu. Với một số tiền cụ thể, phải chi làm sao để không bị thiếu mà vẫn thoải mái.
“Đó là bài toán kinh tế vỡ lòng cho con. Tôi nghĩ gia đình nào cũng nên trang bị cho con mình, nó thực sự hữu ích. Sang năm khi con vào đại học, tôi sẽ khuyến khích con đi làm thêm”, anh nhấn mạnh.
Theo anh, việc sinh viên đi làm thêm để lo chi tiêu cho bản thân không có gì xa lạ.
“Ngày tôi còn ở bên Pháp, tôi gặp nhiều sinh viên Việt Nam đi chạy bàn. Công việc vất vả, lương của họ so với thu nhập người bản địa là thấp nhưng họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tăng khả năng giao tiếp tốt hơn.
Sinh viên đi làm sẽ được va vấp với cuộc sống, hiểu được giá trị đồng tiền, định hướng tư duy và tính cách”, anh cho hay.
Sinh viên Việt ở Úc: 'Tự nấu ăn, tôi tiết kiệm được vài chục triệu/tháng'
Kiều Yến chia sẻ, khi đi du học, cô thường tự nấu ăn ở nhà. Nhờ vậy, mỗi tháng, cô tiết kiệm được 20 - 30 triệu đồng.
" alt="'Người Việt bớt sĩ diện, bớt sống ảo sẽ hạnh phúc bền lâu'">'Người Việt bớt sĩ diện, bớt sống ảo sẽ hạnh phúc bền lâu'